So sánh bỉm quần và bỉm dán: Chọn loại nào phù hợp nhất với bé?

Bỉm được ưa chuộng nhất

Bỉm quần và bỉm dán đều là những vật dụng quen thuộc với các mẹ bỉm hiện nay để giữ vệ sinh hằng ngày cho bé từ giai đoạn sơ sinh. Mỗi sản phẩm đều có những đặc điểm và tính năng khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và cân nặng của bé. Mẹ hãy cùng so sánh bỉm quần và bỉm dán trong bài viết sau!

1. Bỉm dán và bỉm quần khác nhau như thế nào?

Bỉm dán

Bỉm dán được thiết kế như một chiếc quần lót với 2 miếng dán ở 2 bên hông giúp cố định và điều chỉnh độ vừa vặn của bỉm. 

Thiết kế bỉm dán có miếng dán 2 bên hông
Thiết kế bỉm dán có miếng dán 2 bên hông

Đặc điểm của bỉm dán: Đặc điểm của bỉm dán là dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí do giá thành của bỉm dán rẻ hơn so với bỉm quần. Các thiết kế của bỉm dán cũng thoáng hơn, 2 bên hông của bé được tiếp xúc nhiều với không khí nên không làm bé bị nóng bức, khó chịu ngay cả khi trời nóng. Tuy nhiên, do miếng dán dễ bị bong ra khi bé lật lẫy nên bỉm dán dễ tuột hơn so với bỉm quần.

Cách sử dụng bỉm dán: Bỉm dán phù hợp để thay khi bé đang trong trạng thái nằm. Để thực hiện, mẹ cần đặt miếng bỉm mới xuống dưới bỉm cũ, kéo phần trên của bỉm mới cao gần bằng rốn của bé rồi nhẹ nhàng nâng hông bé. Tiếp theo, mẹ tháo bỉm cũ và lau sạch mông. Cuối cùng mẹ cố định 2 miếng dán của bỉm mới vào hai bên hông bé.

Mẹ đang thay bỉm dán cho bé
Mẹ tháo miếng dán 2 bên hông để tháo và thay bỉm mới cho bé

Bài viết cùng chủ đề:

Bỉm quần

Bỉm quần cũng được thiết kế gần giống một chiếc quần lót nhưng với 2 vạt liền nhau. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất giữa bỉm quần và bỉm dán. 

Thiết kế bỉm quần

Đặc điểm của bỉm dán: Nhờ thiết kế liền, bỉm quần có mức độ chắc chắn cao hơn, ít bị xô lệch ngay cả khi bé vận động nhiều. Ngoài ra, bỉm quần có thiết kế kín đáo hơn ở 2 bên hông nên giữ ấm hiệu quả hơn cho trẻ khi trời lạnh hoặc vào ban đêm. Tuy nhiên, bỉm quần thường có giá thành cao hơn một chút so với bỉm dán. 

Cách sử dụng bỉm quần: Bỉm quần được thiết kế phù hợp để mẹ có thể mặc cho bé khi đang đứng. Để mặc bỉm quần mẹ chỉ cần cho bé lần lượt xỏ từng chân vào bỉm, rồi kéo bỉm lên sao cho lưng ngang với rốn.

Mẹ đang thay bỉm quần cho bé
Trẻ có thể mặc bỉm quần ngay cả khi đứng

Tóm lại, dựa trên phân tích so sánh bỉm quần và bỉm dán trên, chúng ta thấy bỉm dán và bỉm quần có sự khác biệt về thiết kế (bỉm dán có thiết kế tách rời, bỉm quần có thiết kế liền 2 vạt trước sau) và cách mặc (bỉm dán phù hợp mặc khi bé nằm, bìm quần phù hợp mặc khi bé đứng). Điều này khiến cho mỗi loại sản phẩm lại phù hợp với một giai đoạn phát triển khác nhau của bé. Mẹ hãy cùng đến với phần tiếp theo để được tư vấn cách chọn thông thái nhé.

Bài viết cùng chủ đề:

2. Khi nào bé nên dùng bỉm dán, bỉm quần?

Với những đặc điểm khác biệt khi so sánh tã dán và tã quần nêu trên, mẹ nên sử dụng bỉm dán cho trẻ trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi. Bởi thời điểm này con chưa hoạt động nhiều nên bỉm không dễ bị xô lệch và cũng tạo cảm giác thoải mái hơn khi trẻ sử dụng. 

Khi bé từ 2 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu dùng bỉm quần song song với bỉm dán cho bé và chuyển hẳn sang bỉm quần khi từ 6 tháng tuổi.  

Chi tiết hơn mẹ có thể tham khảo bảng loại bỉm sử dụng theo độ tuổi như sau:

Độ tuổi của bé Loại bỉm nên dùng
Dưới 3 tháng tuổi Miếng lót sơ sinh hoặc bỉm dán
Từ 0-6 tháng Bỉm dán
Từ 2 – 6 tháng Bỉm dán hoặc bỉm quần
Từ 6 tháng trở lên Bỉm quần
Khi nào bé nên dùng bỉm dán, bỉm quần
Mẹ có thể cho bé chuyển sang dùng bỉm quần khi con bắt đầu lật lẫy

3. Lưu ý khác khi chọn mua bỉm cho mẹ “tập đầu”

Chọn đúng loại bỉm chất lượng, phù hợp với nhu cầu và giai đoạn phát triển của trẻ là điều mà mẹ bỉm nào cũng nên biết, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ để việc nuôi con trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Dưới đây là một vài tiêu chí khi mua bỉm mẹ có thể tham khảo:

  • Cân nặng của bé: Size bỉm cần được lựa chọn phù hợp với cân nặng hiện tại của con yêu. Mẹ không nên chọn bỉm quá rộng hoặc quá chật vì điều đó có thể tràn tã tã hoặc hăm bí cho con. Nếu mẹ lo ngại bé tăng cân nhanh khiến bỉm nhanh chật thì hãy lựa chọn những gói bỉm ít miếng.
  • Khả năng thấm hút của bỉm: Để giữ cho da bé được khô thoáng, hạn chế tiếp xúc với chất tiêu bẩn, mẹ cần đảm bảo sản phẩm bỉm bé dùng có thể thấm hút tốt, thấm dàn đều và không vón cục để bé được thoải mái. 
  • Chất liệu bỉm: Nên chọn mua các loại bỉm có chất lượng bông sợi cao cấp để vừa đảm bảo khả năng thấm hút vừa có sự mềm mại, thoải mái, an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ.
  • Giá thành: Bỉm được chia thành nhiều loại với nhiều thương hiệu khác nhau. Mẹ nên chọn mua những loại bỉm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình để đảm bảo kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Cửa hàng bán bỉm
Mẹ chọn bỉm có giá thành phù hợp nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng

Hy vọng với những thông tin so sánh bỉm quần và bỉm dán trên đây, mẹ có thể lựa chọn được loại bỉm phù hợp và chất lượng cho bé. Mẹ có thể tham khảo thêm các thông tin chăm sóc con hữu ích tại reviewbimta.vn