Giai đoạn trẻ sơ sinh, cụ thể dưới 6 tháng tuổi (có cân nặng dưới 9kg) – trong giai đoạn này sẽ có 2 loại tã bỉm phù hợp với bé gồm: tã dán và bỉm dán quần cho trẻ sơ sinh (miếng lót sơ sinh). Hai loại tã bỉm này khác nhau ra sao? Loại nào thì phù hợp hơn với đặc điểm của con yêu và nhu cầu của mẹ khi sử dụng?
Vẫn còn khá nhiều câu hỏi mẹ còn thắc mắc đúng không nào? Vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để được gỡ rối từng vấn đề nhé!
1. So sánh tã dán và bỉm dán quần cho trẻ sơ sinh
Bảng so sánh ngay sau đây sẽ phần nào giúp mẹ có cái nhìn phân biệt rõ ràng hơn giữa 2 loại: Tã dán và bỉm dán quần.
Tiêu chí | Tã dán | Bỉm dán quần |
Hình dáng | ![]() |
![]() |
Thiết kế | Thiết kế như 1 chiếc quần lót với vạt trước và sau nối với nhau bằng hai miếng dán hai bên hông. Miếng dán giúp cố định tã, điều chỉnh độ vừa vặn với bé. | Giống như miếng băng vệ sinh phụ nữ của các mẹ các cô. Mặt sau có một lớp băng keo để dán vào tã vải hoặc quần đóng bỉm. |
Độ thấm hút | Có khả năng thấm tốt và ngăn tràn hiệu quả hơn bỉm dán quần. | Thấm hút tốt nhưng khả năng ngăn tràn còn hạn chế. |
Độ tiện lợi | Dễ dàng thay mặc, chỉ cần mẹ xé miếng dán 2 bên hông là có thể cởi bỏ tã. | Cần sử dụng với tã vải hoặc quần đóng bỉm, khi thay mẹ chú ý không làm dây bẩn ra tã vải. |
Chi phí | Giá thành cao hơn miếng tã dán quần sơ sinh. | Giá thành rẻ hơn tã dán |
2. Nên sử dụng tã dán hay bỉm dán quần cho trẻ sơ sinh
Việc sử dụng tã dán và bỉm dán quần như thế nào cho trẻ sơ sinh cần phải xét đến đặc tính, đặc điểm từng giai đoạn phát triển của trẻ.
- Miếng tã dán quần phù hợp với đặc điểm trẻ dưới 3 tháng tuổi:
Trẻ ở những tháng này hoạt động chính là ngủ, ít vận động, chưa ăn nhiều nên lượng nước tiểu cũng ít. Cho nên lựa chọn bỉm cho trẻ giai đoạn này chưa cần chú trọng khả năng thấm hút nhiều hay chống tràn. Thay vào đó mẹ cần một sản phẩm dễ tháo thay và đặc biệt là tiết kiệm chi phí vì bé sẽ xì xòe liên tục.
Với những nhu cầu như vậy, lựa chọn tối ưu nhất cho cả mẹ và bé là miếng bỉm dán quần (miếng lót sơ sinh) đáp ứng đủ nhu cầu vệ sinh của bé mà cũng tiết kiệm một khoản tiền lớn cho mẹ.
Chú ý: Trẻ dưới 2 tuần tuổi vẫn còn cuống rốn, để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp của bỉm tã với phần rốn gây nhiễm trùng thì tốt nhất mẹ cần ưu tiên chọn loại miếng lót có thiết kế rãnh rốn.

- Tã dán phù hợp với đặc điểm trẻ từ 0 – 6 tháng:
Như đã phân tích ở trên, tã dán là phiên bản nâng cấp của miếng bỉm dán quần với khả năng thấm hút lượng chất lỏng lớn hơn và đặc biệt là chống tràn chân, lưng, bụng hiệu quả khi bé cọ quậy. Với những đặc điểm như vậy, mẹ có thể chọn tã dán cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên vì chi phí của tã dán cao hơn miếng bỉm dán quần, mẹ có thể ưu tiên dùng tã dán khi bé được 3 tháng trở lên.
Chú ý: Ngoài ra còn có cách kết hợp khá hay cho mẹ đó chính là Sáng dán và tối lót. Ban ngày bé hoạt động nhiều hơn thì dùng tã dán, ban đêm bé nghỉ ngơi đi ngủ thì dùng miếng lót. Như thế sẽ phần nào giúp mẹ tiết kiệm chi phí hơn.

3. Lưu ý khác khi chọn tã bỉm cho bé sơ sinh
Các tiêu chí nào cần đặt lên hàng đầu để lựa chọn tã bỉm cho trẻ sơ sinh, lời khuyên bổ ích cho mẹ được tổng hợp ngắn gọn ngay sau đây:
- Chọn tã bỉm vừa vặn với cơ thể bé: Mẹ có thể chọn theo độ tuổi nhưng chọn theo cân nặng vẫn là phổ biến nhất và chuẩn nhất bởi vì các nhà sản xuất tã bỉm cũng nghiên cứu thiết kế kích thước bỉm theo số đo kích thước của trẻ ở số cân nặng cụ thể.
- Chọn tã bỉm theo tính năng của bỉm: Tã bỉm cần mỏng nhẹ, thấm hút tốt, chống tràn, thoáng khí ngừa hăm, độ co giãn linh hoạt, êm mềm thoải mái.
- Chọn tã bỉm theo đặc điểm của trẻ: Chẳng hạn như trẻ mới sinh thì cần chọn loại bỉm có thiết kế rãnh rốn; bé trai và gái sẽ có vị trí đi tiểu khác nhau nên chọn bỉm có phân chia giới tính; bé đi tiểu nhiều thì cần bỉm thấm hút tốt; bé ra mồ hôi nhiều thì cần bỉm thoáng khí,…
- Chọn tã bỉm an toàn chất lượng: Cách đơn giản nhất là chọn mua tã bỉm từ các thương hiệu nổi tiếng, uy tín, được nhiều mẹ bỉm khen ngợi. Có thể kể đến như: Bobby, Pampers, Moony,…
Tổng kết lại: Trẻ sơ sinh có thể sử dụng cả tã dán quần lẫn tã dán tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và thói quen từng bé. Đến giai đoạn bé lớn hơn, vận động nhiều hơn mẹ cho bé chuyển hẳn sang dùng tã dán và tã quần.
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp hết các thắc mắc ban đầu của mẹ về hai loại tã dán và bỉm dán quần cho trẻ sơ sinh. Chúc mẹ thành công chọn được loại tã bỉm phù hợp nhất với bé yêu.